Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Loại bột giúp người lính có bữa ăn nóng sốt trong 10 phút

Đăng vào lúc :  6/14/2017 10:04:00 CH  |  in  Space

Bột magie, sắt và muối phản ứng với nước sinh nhiều nhiệt, giúp người lính nhanh chóng đun nóng khẩu phần dã chiến.

Hỗn hợp magie-sắt-muối đi kèm trong MRE.
Khi chiến đấu trên chiến trường, người lính không có nhiều thời gian để chuẩn bị bữa ăn, trong khi nhu cầu năng lượng rất lớn sau quá trình cơ động, tác chiến mệt mỏi. Để giải quyết vấn đề này, quân đội nhiều nước trên thế giới cung cấp cho binh sĩ các gói đồ ăn dã chiến (MRE).
Một trong những đặc điểm quan trọng của MRE chính là khả năng tự hâm nóng mà không cần tới bếp lò. Binh sĩ chỉ cần thêm nước để kích hoạt chuỗi phản ứng hóa học sinh nhiệt, làm nóng đồ ăn ngay tại chỗ, theo How Stuff Works.

Phản ứng sinh nhiệt là hiện tượng thường gặp trong thiên nhiên, điển hình là quá trình oxy hóa kim loại. Nguyên lý làm nóng MRE dựa trên việc oxy hóa magie, tạo ra nhiệt lượng lớn trong thời gian ngắn.
Bột magie được trộn với muối và bột sắt, hỗn hợp này được chứa trong một túi dẻo đi kèm với MRE. Khi thêm nước, phản ứng sẽ diễn ra trong vài giây và đun sôi lượng nước này. Người lính chỉ cần cho gói hỗn hợp vào chung với túi đựng thức ăn, lượng nhiệt sinh ra từ phản ứng sẽ làm nóng đồ ăn trong vài phút.
Nếu chỉ có magie và nước, phản ứng sẽ xảy ra quá chậm, không tạo đủ nhiệt theo yêu cầu. Sự xuất hiện của bột sắt và muối chính là chìa khóa để tăng tốc phản ứng. Nước sẽ hòa tan muối, tạo ra dung dịch điện phân chứa các phân tử magie và sắt. Sự tiếp xúc giữa magie và sắt sẽ tạo ra phản ứng phóng điện, nguồn gốc của lượng nhiệt đun nóng khối nước ban đầu.
Hỗn hợp đun nóng nặng 8g trong mỗi gói MRE của quân đội Mỹ thường chứa 95% bột magie và 5% bột sắt. Sau khi thêm 30 ml nước, hỗn hợp này có thể tạo ra 50 KJ nhiệt để đun nóng gói thức ăn nặng 230 g lên 37 độ C trong vòng 10 phút.

Share this post

Nên Nhớ: Phương trình là mãi mãi.

Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng dai dẳng dẫn đến ngoan cố. Mong các bạn góp ý. Google+.

0 nhận xét:

Góp ý kiến-Đặt câu hỏi-Liên hệ
Copyright © 2013 khoahoc. Durconzyn by Durconzyn
Proudly Powered by Durconzyn.
back to top